Toàn cảnh về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Thứ hai - 16/04/2018 09:20
Nhượng quyền kinh doanh là hợp pháp và là mối quan hệ thương mại giữa chủ nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương hiệu hoặc biểu tượng quảng cáo và 1 cá nhân hoặc 1 nhóm mong muốn được sử dụng thương hiệu đó trong kinh doanh.

Nhượng quyền kinh doanh có phù hợp cho bạn không?

 

Bạn có hứng thú với việc mở rộng kinh doanh của bạn một cách nhanh chóng? Bạn có thể xem xét nhượng quyền kinh doanh, đặc biệt nếu như mô hình kinh doanh của bạn dễ bị sao chép. Theo hình thức đơn giản, bên nhượng quyền sở hữu bản quyền tên hoặc nhãn hiệu thương mại và bán quyền đó cho bên nhận nhượng quyền. Điều này còn được biết đến  như là nhượng quyền các sản phẩm/thương hiệu.

Theo hình thức phức tạp hơn, nhượng quyền phương thức kinh doanh đòi hỏi mối quan hệ rộng hơn và tiếp diễn giữa hai bên đối tác. Nhượng quyền phương thức kinh doanh thường cung cấp toàn bộ dịch vụ, bao gồm chọn địa điểm, đào tạo, nguồn cung sản phẩm, kế hoạch tiếp thị và thậm chí cả trợ giúp trong việc huy động vốn.

 

nhượng quyền kinh doanh thương mại


Sau đây là một vài điều mà bạn cần phải nhớ để xác định công việc kinh doanh của bạn có thể thành công với nhượng quyền kinh doanh hay không:

- Thực tế, chỉ có 1 số doanh nghiệp có thể nhượng quyền kinh doanh. Để có thể thành công trong nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp của bạn phải có sản phẩm hoặc dịch vụ vượt trội để khơi lên sự quan tâm của các chủ sở hữu doanh nghiệp tiềm năng khác. Sau cùng, bạn cần phải thuyết phục mọi người cho họ muốn mua 1 trong những nhượng quyền kinh doanh của bạn.

- Ý tưởng kinh doanh của bạn phải dễ chia sẻ và hướng dẫn. Nếu công ty của bạn dựa vào kiến thức mà chỉ có bạn có, bạn sẽ khó khăn trong việc nhượng quyền nó. Những bên nhượng quyền hiệu quả sẽ tạo ra những hướng dẫn chi tiết cho mỗi khía cạnh của công việc kinh doanh… Họ cũng mở chương trình tập huấn phù hợp cho người quản lí, chủ doanh nghiệp và nhân viên.

- Mô hình kinh doanh của bạn nên được dễ dàng sao chép. Hay nói theo cách khác, mô hình kinh doanh của bạn phải là mô hình có thể thành công nhiều lần ở nhiều địa điểm. Nếu nó chỉ có thể hoạt động ở một nơi nhất định thì nó không thể lặp lại được và do đó, nó không thể nhượng quyền. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể hệ thống hóa toàn bộ mô hình kinh doanh của bạn và cung cấp tư liệu quá trình hoạt động của nó. Điều đó đảm bảo người khác có thể sao chép được  phương thức kinh doanh của bạn.

- Bạn nên được chuẩn bị để giải quyết các vấn đề quy định  pháp luật khác nhau gây trở ngại tới việc nhượng quyền kinh doanh của bạn. Ở Trung ương có các qui định/luật và các chính quyền địa phương cũng có một số qui định cần phải tuân thủ để có thể tham gia vào nhượng quyền kinh doanh. Một khi bạn đã bắt đầu nhượng quyền, một số địa phương vẫn kiểm soát mối quan hệ giữa bạn và những bên nhượng quyền bằng cách giám sát những quyền của khu vực hoặc giới hạn việc nhượng hoặc gia hạn quyền kinh doanh của bạn.

 

Huy động vốn nhượng quyền kinh doanh của bạn


Bạn nên biết rằng nhượng quyền kinh doanh cần nhiều phí hơn nhiều loại hình kinh doanh khác. Trước khi bạn tiến hành quá trình nhượng quyền, nên chắc chắn rằng ý tưởng của bạn sẽ đem lại lợi nhuận tương xứng.

Nếu bạn chắc chắn việc kinh doanh theo kiểu nhượng quyền của bạn sẽ đem lại đủ lợi nhuận thì tiếp theo bạn nên cân nhắc thực tế là quá trình khởi động ban đầu sẽ cần đến 1 khoản tiền khá lớn. Bạn sẽ phải trả tiền cho luật sư xử lí các văn kiện pháp luật và đăng kí quyền kinh doanh của bạn. Một số chi phí thêm nữa gồm trả công kế toán, làm tài liệu tiếp thị và thực hiện chương trình quảng cáo để quảng bá thương hiệu của bạn cho người mua tiềm năng. Đừng quên rằng đào tạo nhân viên và phát triển tài liệu hướng dẫn và các hệ thống khác mà bạn cần để vận hành kinh doanh nhượng quyền.

 

Quy tắc ứng xử trong nhượng quyền kinh doanh


Với vai trò là nhà nhượng quyền, bạn phải tuân theo Quy tắc ứng xử trong nhượng quyền thương mại trong đó có các quy định về hành vi của những người tham gia việc nhượng quyền kinh doanh đối với nhau và đảm bảo rằng người nhận nhượng quyền sẽ được thông báo đầy đủ về nhượng quyền kinh doanh trước khi gia nhập. Bên cạnh đó, Bộ quy tắc này cũng cung cấp cách giải quyết các tranh chấp hiệu quả về chi phí cho cả người bên nhận và bên nhượng khi phát sinh tranh chấp.

Thỏa thuận nhượng quyền thương mại và bản hướng dẫn hoạt động Thỏa thuận nhượng quyền nên do luật sư có kinh nghiệm trong các vấn đề nhượng quyền thương mại  soạn thảo vì  thỏa thuận này là một hợp đồng pháp lý chỉ ra các quyền và nghĩa vụ của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bạn cũng nên lập ra một bản hướng dẫn hoạt động chi tiết về cách thức mô hình nhượng quyền hoạt động. Bản thỏa thuận và bản hướng dẫn hoạt động đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thành công của một thương hiệu.

 

Nhượng quyền kinh doanh và sở hữu trí tuệ (SHTT)


Thương hiệu, phương pháp kinh doanh hay ý tưởng kinh doanh độc đáo có thể là cơ sở thành công của một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. Với vai trò là nhà nhượng quyền, bạn cần phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng các hướng dẫn rõ ràng cho các điều khoản sử dụng trước khi tham gia thỏa thuận.
 

Tranh chấp nhượng quyền kinh doanh


Quy tắc ứng xử trong nhượng quyền kinh doanh đưa ra một quy trình rõ ràng về việc giải quyết tranh chấp giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền trong trường hợp có tranh chấp xảy ra và hai bên không thể tự giải quyết.
 

Mua nhượng quyền thương mại


Nhượng quyền thương mại là một mối quan hệ kinh doanh, trong đó bạn (bên nhận quyền) trả tiền cho chủ của một doanh nghiệp (bên nhượng quyền) để có được quyền tiếp thị và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ của họ trong một khoảng thời gian cố định.

Mua nhượng quyền thương mại có thể là một động thái kinh doanh sáng suốt. Bạn không chỉ thâm nhập tới một thương hiệu và sản phẩm hoặc dịch vụ đã được tạo lập mà bạn còn được hưởng lợi từ một hệ thống vận hành đã được minh chứng và hệ thống tiếp thị được thiết kế sẵn, giảm thiểu các rủi ro khi mà bạn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Bạn cũng nhận được đào tạo và hỗ trợ liên tục để phát triển cơ hội thành công của bạn.

Tuy nhiên, mua nhượng quyền thương mại có thể giới hạn cách thức kinh doanh của bạn. Bên nhượng quyền thương hiệu có thể đặt các giới hạn về những gì bạn bán, nơi bạn hoạt động và cách bạn kinh doanh. Họ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh có ảnh hưởng tiêu cực  đến nhượng quyền thương mại của bạn. Bạn cần phải cẩn thận về các loại hình nhượng quyền mà bạn mua và xem xét mức độ phù hợp với các điểm mạnh và điểm yếu của bạn so với những nhượng quyền thương mại khác.

Phân tích dưới đây sẽ cho một cái nhìn tổng quan về nhượng quyền kinh doanh. Phân tích sẽ giải thích các loại hình khác nhau của nhượng quyền thương mại, những vấn đề cần suy nghĩ trước khi mua một nhượng quyền thương mại, những lợi thế và bất lợi cũng như nghĩa vụ của bạn được quy định trong bộ quy định quản lý việc mua – bán trong nhượng quyền thương mại điển hình. Những nội dung này gồm có:

- Những thuận lợi và bất lợi của việc mua một nhượng quyền thương mại.
- Chọn nhượng quyền thương mại thích hợp.
- Đánh giá cơ hội nhượng quyền thương mại.

 

Những ưu và nhược điểm của việc mua nhượng quyền kinh doanh


Trong một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền cung cấp một mô hình để phát triển kinh doanh, những hướng dẫn, hệ thống và cung cấp những hỗ trợ  một cách liên tục. Đổi lại, họ nhận được các khoản thanh toán định kỳ dưới hình thức các khoản phí và/hoặc mua hàng từ bên mua.
Mua nhượng quyền thương mại có thể là một lựa chọn khả thi để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn. Dưới đây liệt kê một số ưu điểm và nhược điểm của việc mua nhượng quyền thương mại.

 

Các ưu điểm


- Nhượng quyền thương mại cung cấp sự độc lập cho các doanh nghiệp nhỏ thông qua hỗ trợ từ một mạng lưới kinh doanh lớn.
- Bạn không nhất thiết phải cần có kinh nghiệm kinh doanh để vận hành một nhượng quyền thương mại. Nhà nhượng quyền thường đào tạo bạn những kiến thức và cung cấp những thông tin cần thiết để vận hành mô hình kinh doanh của họ.
- Những nhượng quyền thương mại có một tỷ lệ thành công cao hơn so với các doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập.
- Bạn có thể thấy việc bảo đảm tài chính cho một nhượng quyền thương mại dễ dàng hơn. Chi phí để mua một nhượng quyền thương mại có thể rẻ hơn so với chi phí để bắt đầu công việc kinh doanh tương tự của riêng bạn.
- Mua một nhượng quyền thương mại có nghĩa là mua một danh tiếng và hình ảnh đã được tạo lập, cách quản lý và thực hiện công việc đã được chứng minh, tiếp cận tới các quảng cáo mang tầm quốc gia và nhận được hỗ trợ một cách liên tục.

 

Các nhược điểm


- Mua một nhượng quyền thương mại có nghĩa là tham gia vào một thỏa thuận chính thức với bên nhượng quyền thương hiệu cho bạn. Hợp đồng nhượng quyền quy định cách bạn vận hành doanh nghiệp nên sự sáng tạo khá hạn chế.
- Nơi hoạt động, các sản phẩm được bán và các nhà cung cấp được hợp tác thường khá hạn chế.
- Bên mua quyền hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của bên nhượng quyền.
- Mua một nhượng quyền thương mại đồng nghĩa với việc bạn luôn phải chia sẻ lợi nhuận với nhà nhượng quyền.
- Nhà nhượng quyền sẽ không phải gia hạn hợp đồng vào cuối thời hạn nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại thường được nhìn nhận như một cách đơn giản cho những người mới bắt đầu kinh doanh lần đầu. Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại không có nghĩa là sự thành công và những nguyên tắc quản trị có hiệu quả - chẳng hạn như những quyết định đúng thời điểm, làm việc chăm chỉ, quản lý thời gian, có đủ tiền và phục vụ khách hàng của bạn tốt – luôn đúng.

 

Lựa chọn nhượng quyền kinh doanh thích hợp


Lựa chọn nhượng quyền thương mại phải phù hợp với tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm và động lực của bạn với một thương hiệu cụ thể. Nói cách khác, thương hiệu này cần tạo ra sự ăn ý giữa bạn và doanh nghiệp.
 

Sự tự đánh giá của bên nhận quyền


Trước khi lựa chọn một thương hiệu, bạn cần tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:
- Tôi có khả năng, cam kết và tính cách để vận hành công việc kinh doanh của riêng mình hay không?
- Những điểm mạnh và điểm yếu của tôi là gì?
- Những loại hình doanh nghiệp nào thu hút tôi?
- Tôi có thể làm việc trong giới hạn của một nhượng quyền thương mại không?
- Tôi có sẵn sàng để đối mặt với nợ nần khi mua một nhượng quyền thương mại không?
- Tôi có sẵn sàng hy sinh hay làm việc với cường độ cao?
- Tôi có sự hỗ trợ của gia đình không?

 

Các loại hình nhượng quyền kinh doanh


Nếu bạn cảm thấy bạn đã sẵn sàng để cam kết với một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại, bạn cần phải tìm một thương hiệu phù hợp với bạn. Có hai loại nhượng quyền thương mại chính:
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh, trong đó toàn bộ khái niệm kinh doanh được cấp phép và được chuẩn hóa, bao gồm tên, hình thức và phương pháp tiến hành công việc kinh doanh (ví dụ như cửa hàng thức ăn nhanh)
- Nhượng quyền sản phẩm hoặc tên thương hiệu trong đó bên nhận quyền:
- Được cấp giấy phép để bán sản phẩm được sản xuất bởi bên nhượng quyền (ví dụ như đại lý bán ôtô mới).
- Được cấp giấy phép để sản xuất và bán các sản phẩm của bên nhượng quyền (ví dụ như đóng chai nước giải khát).

 

Đánh giá những cơ hội nhượng quyền


Trước khi bạn mua nhượng quyền thương mại, xem xét cẩn thận tất cả các vấn đề liên quan tới pháp lý, tài chính và kinh doanh. Trả lời các câu hỏi sau đây với nhân viên kế toán, luật sư hay cố vấn doanh nghiệp sẽ giúp hướng dẫn bạn ra quyết định có nên mua một nhượng quyền thương mại hay không.
 

Nhà nhượng quyền 


- Doanh nghiệp nhượng quyền thương mại đã được thành lập bao lâu và danh tiếng của doanh nghệp này là gì?
- Ai sở hữu tổ chức nhượng quyền thương mại và báo cáo về họ là gì? Họ có nhận thức và tuân thủ đầy đủ những quy định trong Luật quy định về mua – bán nhượng quyền thương mại?
- Hệ thống nhượng quyền thương mại có sức mạnh và thành công như thế nào?
- Những hỗ trợ tích cực mà bên nhượng quyền cung cấp về đào tạo, bán hàng, lựa chọn địa điểm, tiếp thị và quảng cáo?

 

Các sản phẩm và dịch vụ nhượng quyền


- Các sản phẩm và dịch vụ có đáp ứng được liên tục như cầu của khách hàng? Chúng có phải chỉ là những hàng hóa mới lạ hay chỉ cung cấp cho nhu cầu theo mùa vụ?
- Các sản phẩm và dịch vụ có được bảo vệ bởi bằng sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, bản quyền đã đăng ký không?
- Những mối quan hệ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng?
- Doanh số bán hàng và lợi nhuận dự kiến là gì và làm thế nào để xác định chúng?
Hợp đồng nhượng quyền
- Bên nhượng quyền đã cung cấp những tài liệu đã được công bố theo quy định của Luật mua – bán nhượng quyền thương mại?
- Thời hạn của nhượng quyền thương mại là bao lâu?
- Có được lựa chọn đổi mới hay không? Nếu có thì sự đổi mới đó bị hạn chế ở mức nào? Những chi phí phụ trội nào có thể phải trả?
- Nhượng quyền thương mại này có tính tới yếu tố khu vực không? Liệu những người khác có thể hoạt động trong khu vực của bạn hoặc ‘câu trộm’ khách hàng của bạn?
- Có yêu cầu nào trong việc bán một số lượng tối thiểu sản phẩm và dịch vụ để duy trì hoạt động của nhượng quyền thương mại?
- Bạn có thể bán nhượng quyền thương mại cho người khác? Nếu vậy, có những hạn chế nào không?
- Bạn có thể tiếp tục kinh doanh với mô hình, sản phẩm tương tự sau khi bán nhượng quyền thương mại hoặc phải theo các quy định sau khi kết thúc thời gian nhượng quyền thương mại không?
- Bên nhượng quyền có thể chấm dứt việc nhượng quyền thương mại hay không? Nếu có thì điều kiện là gì?
- Bên nhượng quyền thương mại có được nhận khoản tiền bản quyền hay tiền hoa hồng nào không?
- Phải trả trước bao nhiêu? Bạn nhận được gì khi trả trước? Những điều kiện là gì?
- Những khoản chi phí liên tục phải trả khi mua nhượng quyền là bao nhiêu? Có khoản chi nào khác cho việc quảng cáo, đào tạo hay không?
- Tác động của thuế kinh doanh hàng hóa và dịch vụ tới chi phí nhượng quyền thương mại như thế nào?

 

Các mặt bằng kinh doanh nhượng quyền


- Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có bao gồm thỏa thuận về cho thuê mặt bằng kinh doanh không?
- Bạn hay là bên nhượng quyền có quyền cho thuê lại cơ sở kinh doanh?
- Hợp đồng thuê mặt bằng có thể kết thúc trong khi bạn vẫn tiếp tục giữ quyền kinh doanh nhượng quyền thương mại không?
- Những quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thuê mặt bằng là gì?
- Ai là người sở hữu các trang thiết bị và những vật dụng đi kèm khác của mặt bằng kinh doanh?

 

Những cân nhắc về tài chính 


- Ngoài chi phí của bản thân nhượng quyền thương mại, có những khoản chi nào dành cho nhà máy, máy móc và trang thiết bị, đồ đạc, vật dụng trang trí và hàng hóa?
- Liệu các sản phẩm và thiết bị có được cung cấp với một mức giá thị trường hợp lý?
- Bạn đã xem xét cách tốt nhất để cấu trúc doanh nghiệp cho những mục tiêu về thuế và pháp lý (ví dụ như một công ty, quan hệ đối tác, kinh doanh cá thể hoặc liên doanh?)
- Bạn có những ước tính về chi phí như trả lương cho nhân viên làm việc trong dịp nghỉ lễ, tiền làm thêm giờ, nhu cầu để bù đắp cho sự vắng mặt của nhân viên  và nghĩa vụ hưu bổng?
- Tất cả các chi phí trên đã được bao gồm trong dự toán tài chính của bạn chưa?
- Liệu doanh nghiệp có mang lại cho bạn khoản lợi nhuận phù hợp với vốn, nỗ lực cá nhân mà bạn bỏ ra đồng thời với những rủi ro mà bạn có thể gặp phải?

Tham khảo các thương hiệu nhượng quyền kinh doanh cà phê ở Việt Nam.

Nguồn tin: kienthucdoanhnhan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Máy rang cà phê
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây