Thị trường xuất khẩu cà phê hạt rang và cà phê hòa tan năm 2015

Thứ ba - 24/04/2018 22:07
Với sự gia tăng về sản lượng của cà phê hòa tan và cà phê hạt rang ở Việt Nam, dự đoán kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm cà phê này cũng đã được tăng lên.

Theo Euromonitor, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,28 triệu bao cà phê hòa tan trong niên vụ 2014/15, cao hơn khoảng 380.000 bao (42%) so với niên vụ trước. USDA dự báo sản lượng xuất khẩu cà phê hòa tan Việt Nam trong niên vụ 2015/16 đạt 1,5 triệu bao, tăng khoảng 17% so với niên vụ hiện tại, do sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê hòa tan trong nước Việt Nam.

cà phê hạt rang xuất khẩu
Cà phê hạt rang xuất khẩu là tương lai của ngành cà phê Việt Nam !?

Cũng theo Euromonitor, sản lượng xuất khẩu cà phê rang của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn trong niên vụ 2014/15 so với niên vụ trước. Sản lượng xuất khẩu tăng từ 120.000 bao lên 457.000 bao (tăng 280% so với niên vụ 2013/14).

Nguyên nhân là do một số cửa hàng đã bắt đầu giới thiệu đến khách hàng loại cà phê rang xay Robusta chất lượng tốt. Nhiều trong số đó cũng đang cố gắng xuất khẩu sản phẩm của mình nhằm tăng doanh thu. USDA dự báo niên vụ 2015/16 xuất khẩu cà phê rang sẽ đạt mức 550.000 bao, tăng khoảng 20% so với thời điểm hiện tại.

Thị trường xuất khẩu chính đối với cà phê hòa tan niên vụ 2014/15

Thị trường

Nghìn (bao)

Mỹ(tiêu thụ/nội địa)

130

Nhật Bản

130

Trung Quốc

130

Nga

130

Indo

130

Singapore

85,8

Thái Lan

85,8

Philippines

85,8

Phần Lan

41,6

Đài Loan

41,6

Tây Ban Nha

41,6

Bờ Biển Ngà

41,6

Malaysia

41,6

Anh

41,6

Ấn Độ

41,6

Ru Ma Ni

41,6

Ý

41,6

Tổng

1.281,8

Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới (GTA)

Thị trường xuất khẩu chính đối với cà phê rang xay niên vụ 2014-2015

Thị Trường

Đơn vị (nghìn bao)

Mỹ

297,5

Tây Ban Nha

79,73

Thụy Sỹ

39,27

Nam Phi

20,23

Anh

20,23

Tổng

456,96

Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới (GTA)

USDA cũng đã điều chỉnh giảm tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2014/15 bao gồm cả cà phê tươi, rang xay và cà phê hòa tan từ 26,43 triệu bao xuống còn 21,53 triệu bao chủ yếu do lượng cà phê tươi xuất khẩu giảm.

Đối với niên vụ 2015/16, USDA ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê là 28,07 triệu bao, tăng khoảng 31% so với thời điểm hiện tại, do cà phê Robusta tươi Việt Nam quay trở lại vị trí là nguồn cung cấp chủ yếu cà phê hòa tan và cà phê hạt rang cho thị trường thế giới.

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ Việt Nam

 

Niên vụ
2012/2013

Niên vụ
2013/2014

Niên vụ
2014/2015

Sản phẩm

Trị giá

(nghìn $)

Số lượng

(triệu tấn)

Trị giá

(nghìn $)

Số lượng

(triệu tấn)

Trị giá

(nghìn $)

Số lượng

(triệu tấn)

Cà phê chưa rang
(HS 090111)

457.973

215.728

424.076

205.790

344.672

162.505

Cà phê tách caffein chưa rang
(HS 090112)

39.141

12.983

48.228

15.675

43.769

15.088

Cà phê rang (HS 090121)

4.841

1.349

5.715

1.341

4.796

1.035

Cà phê tách caffein rang
(HS 090122)

1.578

478

139

26

0

0

Chiết xuất cà phê, cà phê uống liền
(HS 21011)

6.389

927

7.907

1.220

6.135

1.173

Chiết xuất cà phê đã chế biến
(HS 210112)

5.025

1.561

6.224

2.019

6.664

2.023

Tổng cộng

514.952

233.027

492.302

226.074

406.119

181.841

Nguồn: GTA, Bộ công Thương, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, Số liệu thống kê ngoại thương

Nhập Khẩu:

Việt Nam tiếp tục nhập khẩu với số lượng nhỏ cà phê tươi, cũng như cà phê rang và cà phê uống liền từ các nước như Lào, Indonesia, Brazil, Bờ Biển Ngà và Hoa Kỳ. Lượng cà phê rang xay nhập khẩu từ Hoa Kỳ của Việt Nam đã tăng lên trong vài năm qua do sự phát triển của các chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê. Các nhãn hiệu nổi tiếng của Hoa Kỳ như Starbucks, McCafe và Dunkin Donuts đã đi vào hoạt động tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Theo dữ liệu từ GTA, tổng sản lượng nhập khẩu cà phê niên vụ 2014/15 được ước tính vào khoảng 590.000 bao. Trong số đó, khoảng 140.000 bao là cà phê rang xay và hòa tan. USDA đã điều chỉnh giảm tổng sản lượng cà phê nhập khẩu niên vụ 2015/16 xuống 370.000 bao, chủ yếu là do khối lượng lớn còn tồn lại của cà phê tươi cũ từ niên vụ 2014/15.

Giá xuất khẩu:

Giá cà phê xuất khẩu trung bình hàng tháng của cà phê xanh trong niên vụ 2012/13 và 2014/15)

Giá FOB Hồ Chí Minh của hạt cà phê thông thường chưa phân loại

(USD/tấn)

 

 

 

 

Tháng 10

 

 

 

 

Tháng 11

 

 

 

 

Tháng 12

 

 

 

 

Tháng 1

 

 

 

 

Tháng 2

 

 

 

 

Tháng 3

 

 

 

 

Tháng 4

 

 

 

 

Tháng 5

 

 

 

 

Tháng 6

 

 

 

 

Tháng 7

 

 

 

 

Tháng 8

 

 

 

 

Tháng 9

 

 

 

 

Tháng 10

Niên vụ

2011/12

 

1.993

 

1.818

 

1.853

 

1.790

 

1.923

 

1.992

 

1.988

 

2.111

 

2.073

 

2.103

 

2.106

 

2.053

 

1.984

Niên vụ

2012/13

 

2.022

 

1.849

 

1.827

 

1.887

 

2.003

 

2.088

 

1.985

 

1.994

 

1.853

 

1.921

 

1.870

 

1.731

 

1.919

Niên vụ

2013/14

 

1.663

 

1.533

 

1.728

 

1.718

 

1.874

 

2.017

 

2.040

 

1.960

 

1.956

 

1.988

 

1.852

 

1.967

 

1.858

Niên vụ

2014/15

 

2.072

 

2.019

 

1.910

 

1.874

 

1.852

 

1.732

 

1.833

 

1.804

 

1.761

 

1.773

 

1.721

 

1.612

 

1.830

Nguồn: Trung tâm Đầu tư và Phát triển Thương mại Du lịch Đắk Lắc(Daktip); Vicofa; Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột và các nhà xuất khẩu

 

Giá xuất khẩu trung bình của cà phê tươi Robusta chưa được phân loại trong vụ 2014/15 (FOB HCM) ở mức thấp nhất trong bốn năm trở lại đây. Trong niên vụ 2014/15, giá khởi điểm là $2.000/tấn nhưng đã giảm trong suốt 10 tháng đầu trong mùa vụ. Điều này gây ra sự chậm trễ và hạn chế trong việc xuất khẩu cà phê dẫn đến số lượng hàng tồn cao vào cuối niên vụ 2014/15.
 

Giá cà phê trong nước:

Giá cà phê Robusta thô trong nước trung bình trong niên vụ 2014/15 là 38.315 đồng/kg tại Dak Lak, 37.933 đồng/kg tại Lâm Đồng, 38.507 đồng/kg ở Gia Lai và 38.471 đồng/kg tại Đắk Nông. Trong những năm gần đây, nông dân Việt Nam hy vọng có thể bán với giá ít nhất 40.000 đồng/kg tới các nhà môi giới. Trong niên vụ 2014/15, giá bán vẫn giữ nguyên trong 4 tháng đầu năm. Khi giá trong nước giảm, người nông dân đã bán ít hơn sản lượng họ sản xuất được dẫn đến xuất hiện hàng tồn nhiều hơn và lượng xuất khẩu giảm.

Giá cà phê Robusta ở những tỉnh trồng cà phê lớn vụ mùa 2014/2015

Hạt cà phê thường

(VND/kg)

Tháng 10/2014

Tháng 11/

2014

Tháng 12/

2014

Tháng 1/

2015

Tháng 2/

2015

Tháng 3/

2015

Tháng 4/

2015

Tháng 5/

2015

Tháng 6/

2015

Tháng 7/

2015

Tháng 8/

2015

Tháng 9/

2015

Giá trung bình

Đắk Lắk

40.750

40.616

39.718

40.403

39.850

38.050

39.200

36.900

36.400

36.400

36.500

35.000

38.315

Lâm Đồng

39.785

39.911

39.250

39.600

39.406

37.355

38.400

37.200

36.800

37.000

36.000

34.500

37.933

Gia Lai

40.931

40.674

39.809

40.200

39.775

38.295

39.200

37.400

36.800

37.800

36.500

34.700

38.507

Đắk Nông

40.792

40.774

39.927

40.271

39.781

38.010

39.300

37.300

36.600

37.200

36.500

35.200

38.471

Nguồn: Trung tâm Đầu tư và Phát triển Thương mại Du lịch Đắk Lắc(Daktip); Vicofa; Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột và các nhà xuất khẩu

Tỉ giá hối đoái: US$1=VND21.620 ngày 8/4/ 2015 (Nguồn: Vietcombank)

Hàng tồn

Do không có một con số chính thức nào cho lượng cà phê tồn ở Việt Nam, USDA ước tính vào cuối niên vụ 2014/15 lượng hàng tồn rơi vào khoảng 5,83 triệu bao, cao hơn 173% so với hàng niên vụ trước, do sự sụt giảm trong tổng lượng xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2014/15.

USDA cũng dự báo cà phê tồn lại cuối niên vụ 2015/16 là khoảng 4,18 triệu bao, vẫn ở mức cao do khối lượng hàng tồn từ niên vụ 2014/15. USDA dự báo hàng tồn niên vụ 2015/16 thấp hơn khoảng 1,65 triệu bao so với niên vụ 2014/15.

Nguồn tin: Vietrade

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Máy rang cà phê
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây