Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cũng đã điều chỉnh sản lượng cà phê niên vụ 2014/15 giảm từ 28,17 triệu bao xuống còn 27,4 triệu bao, do đợt hạn hán xảy ra ở khu vực chủ yếu trồng nhiều cafe Robusta. Một số nhà phân tích cho rằng cà phê Việt Nam đã mất mùa trong niên vụ 2014/15 sau khi đạt mức kỷ lục trong niên vụ 2013/14.
Sản lượng cà phê Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp những khó khăn trong cơ cấu của ngành và giá cà phê thế giới liên tục ở mức thấp. Tại các khu vực miền núi phía Bắc, diện tích gieo trồng ngày càng tăng: ở Sơn La tăng từ 10.650 đến 12.000 ha và tại Điện Biên từ 3.385 đến 4.500 ha. Đây chủ yếu là diện tích trồng mới, chưa tính đến diện tích thay thế các loại giống cây trồng khác. Theo các chuyên gia, diện tích trồng cà phê Arabica ở khu vực này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian sắp tới. Tại các khu vực khác, diện tích trồng cà phê lại có xu hướng giảm nhẹ. Sự suy giảm rõ rệt đã xảy ra ở hai tỉnh Đắk Nông và Gia Lai, chủ yếu là khu vực trồng Robusta, nơi mà người dân đã sử dụng diện tích trồng cà phê của họ để trồng và sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, diện tích đất mới được dành cho việc trồng cà phê vẫn đang tiếp tục mở rộng ở một số khu vực Lâm Đồng và Đắk Nông.
Theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, doanh số bán ra của hai loại cà phê rang và cà phê hòa tan sản xuất trong nước đều tăng lên rõ rệt tại thị trường nội địa. Lượng tiêu thụ trong nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng cà phê và dịch vụ bán lẻ thực phẩm có phục vụ cà phê tại Việt Nam. Việc mở rộng khu vực bán lẻ cà phê sẽ góp phần tiêu thụ mạnh sản lượng cà phê trong tương lai gần.
Đối với xuất khẩu, sau một năm khó khăn với sự cạnh tranh mạnh mẽ và giá thế giới giảm trong niên vụ 2014/15, xuất khẩu cà phê Việt Nam được dự kiến sẽ phục hồi trở lại trong niên vụ 2015/16.
USDA đã điều chỉnh giảm tổng sản lượng cà phê niên vụ 2014/15 nước ta 800.000 bao, từ 28,2 triệu bao xuống còn 27,4 triệu bao, giảm khoảng 2,7% so với dự báo trong báo cáo hồi tháng 5 năm 2015, chủ yếu là cà phê Robusta, do đợt hạn hán ở các tỉnh trồng nhiều cà phê Robusta (Đắk Lắk, Đắk Nông và một số huyện ở Gia Lai). Sản lượng niên vụ 2014/15 được ghi nhận là thấp hơn khoảng 8,2% so với niên vụ 2013/14. Một số nhà phân tích đã cho rằng cà phê Việt Nam đã mất mùa trong niên vụ 2014/15 sau khi đạt mức kỷ lục trong niên vụ 2013/14.
Sản lượng cà phê Arabica không thay đổi so với số liệu trong báo cáo hồi tháng 5 năm 2015, và vẫn thấp hơn 10,6% (125.000 bao) so với niên vụ trước do tình trạng mất mùa.
Báo cáo của USDA dự báo sản lượng mùa vụ 2015/16 tăng từ 28,6 triệu bao lên đến 29,3 triệu bao, tăng khoảng 7% so với niên vụ 2014/15. Mặc dù khu vực Tây Nguyên (gồm Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) có lượng mưa thấp hơn mức trung bình trong giai đoạn cà phê ra hoa (tháng 4 năm 2015), nhưng người nông dân đã bù đắp cho lượng thiếu hụt bằng hệ thống tưới tiêu hợp lý. Hệ thống này cho phép người nông dân tiết kiệm nước và giúp cây cà phê nhận được đủ nước trong thời gian có lượng mưa dưới mức trung bình.
Thay vào đó, lượng mưa đã tăng mạnh từ tháng 5 đến tháng 7, đặc biệt là trong tháng 6, là giai đoạn phát triển của quả cà phê và cung cấp nhiều nước cho cây trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn lo ngại về kích cỡ hạt ở Gia Lai và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, do lượng mưa vẫn dưới mức trung bình.
Sản lượng cà phê Việt Nam theo niên vụ (tháng 10 – tháng 9)
| Niên vụ 2013-2014 | Ước tính niên vụ 2014-2015 | Dự đoán niên vụ 2015-2016 | ||
|
| Cũ | Mới | Cũ | Mới |
Thời gian bắt đầu | T10 - 2013 | T10 - 2014 | T10 - 2014 | T10 - 2015 | T10 - 2015 |
Sản lượng (nghìn bao) | 29.833 | 28.167 | 27.400 | 28.600 | 29.300 |
Năng suất trung bình (tấn / ha) | 2,69 | 2,52 | 2,51 | 2,56 | 2,66 |
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, có khoảng 86.000 ha diện tích thu hoạch cây hơn 20 năm tuổi, chiếm khoảng 13% tổng diện tích cà phê, khoảng 140.000-150.000 ha từ cây 15-20 tuổi (22% tổng diện tích). Trong những năm gần đây, cây cà phê trẻ có năng suất lên đến 4-5 tấn/ha, so với năng suất trung bình 2,5-2,6 tấn/ha. Cây già có năng suất ít hơn 2 tấn/ha. Trồng lại cây già là một ưu tiên lớn của Bộ NN & PTNT và các cơ quan địa phương.
Tính đến tháng 10 năm 2015, diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm nhẹ tại Lâm Đồng, nhưng tăng ở Đắk Nông, Gia Lai và tất cả các khu vực chính trồng cà phê Robusta. Một số nông dân Lâm Đồng đang chuyển đổi diện tích cà phê già sang trồng hạt tiêu đen trong bối cảnh giá cà phê giảm và cho năng suất thấp. Tuy nhiên, khu vực trồng cà phê mới vẫn được mở rộng ở một số vùng của tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.
Có 3 khu vực chính trồng và sản xuất cà phê Arabica tại Việt Nam đó là Lâm Đồng, diện tích lớn nhất với khoảng 16.000 ha, Quảng Trị (Bắc Trung Bộ Việt Nam) vào khoảng 5.000 ha, Điện Biên và Sơn La tại khu vực miền núi phía Bắc với khoảng 14.000 ha. Tại các khu vực miền núi phía Bắc, diện tích trồng ngày càng tăng từ 14.035 ha lên 16.400 ha. Sự gia tăng này chủ yếu là diện tích trồng mới. Theo các thương nhân, diện tích trồng Arabica tại khu vực này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần. Tuy nhiên, do đất canh tác hạn chế ở khu vực miền núi, diện tích trồng Arabica ở khu vực này sẽ chỉ có thể đạt được lên đến 30.000 ha trong tương lai, hoặc gấp đôi tổng diện tích trồng cà phê Arabica hiện tại của hai tỉnh này.
Theo thông tin cập nhật nhất từ Bộ NN & PTNT, Sở NN & PTNT các tỉnh và các cơ sở cà phê địa phương, ước tính tổng diện tích cà phê giảm từ 670.351 ha xuống 655.817 ha, ít hơn số liệu ước tính hồi tháng 5 năm 2015 khoảng 15.000 ha. Sự sụt giảm này chủ yếu là do việc chuyển đổi từ cà phê sang hạt tiêu đen tại một số khu vực Tây Nguyên. Báo cáo của USDA dự báo diện tích cà phê niên vụ 2015/16 phục hồi khoảng 660.000 ha, do cây cà phê vẫn là cây trồng ổn định nhất cho nông dân Việt.
Diện tích cà phê của Việt Nam theo tỉnh
Tỉnh/Khu vực | Ước tính Diện tích cà phê năm 2013 | Uớc tính Diện tích cà phê năm 2014 | Uớc tính Diện tích cà phê năm 2015 (số liệu cũ) | Uớc tính Diện tích cà phê năm 2015 (số liệu mới) |
Đắk Lắk | 207.152 | 209.760 | 209.760 | 210.000 |
Lâm Đồng | 151.565 | 151.565 | 155.365 | 153.432 |
Đắk Nông | 128.703 | 131.895 | 134.240 | 122.278 |
Gia Lai | 77.627 | 83.168 | 81.374 | 78.030 |
Đồng Nai | 20.000 | 20.800 | 20.800 | 20.800 |
Bình Phước | 14.938 | 15.646 | 15.646 | 15.646 |
Kontum | 12.158 | 12.390 | 13.381 | 13.381 |
Sơn La | 7.071 | 10.650 | 10.650 | 12.000 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 9.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 |
Quảng Trị | 5.050 | 5.050 | 5.050 | 5.050 |
Điện Biên | 3.385 | 3.385 | 3.385 | 4.500 |
Các tỉnh khác | 5.700 | 5.700 | 5.700 | 5.700 |
Tổng diện tích | 642.349 | 665.009 | 670.351 | 655.817 |
Nguồn: Sở NN & PTNT các tỉnh, Bộ NN & PTNT, doanh nghiệp xuất khẩu và thương nhân trong nước
Diện tích trồng và sản lượng cà phê Việt Nam 2006-2015
Nguồn tin: www.vietrade.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn