Luật bảo vệ thực vật
Hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi, và cần tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật. Quy trình này bao gồm việc quét qua máy kiểm tra sâu bệnh và các loài thực vật có hại, theo Luật bảo vệ thực vật.
Các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của các cơ quan kiểm dịch địa phương.
Cà phê xay và các sản phẩm chế biến được miễn tuân thủ quy định của Luật bảo vệ thực vật, và chỉ cần tuân theo quy trình kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Để tuân thủ theo Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội về “Các tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia” theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu… (có quy định với cả thức ăn và phụ gia thức ăn động vật), các loại cà phê cần tuân thủ theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Luật này nhằm đánh giá các loại và thành phần của nguyên liệu sản phẩm, kiểm tra loại và thành phần các chất phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm (mycotoxin) và nhiều chất khác. Quy định cấm nhập khẩu có thể được áp dụng đối với thực phẩm nếu chất phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm tại Nhật Bản, hoặc khi số lượng vượt quá mức độ cho phép, hoặc khi lượng độc tố nấm… trên mức cho phép.
Theo đó, các sản phẩm cà phê sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu vào thị trường này. Nếu mức độ vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, các cơ quan có liên quan sẽ đưa ra hướng dẫn.
Một hệ thống quy định về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu được thông qua đến năm 2006, theo đó nếu không có quy định gì về dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ không bị kiểm soát. Tuy nhiên, sửa đổi luật đã đưa ra một hệ thống danh sách xác thực. Trên nguyên tắc, hiện nay việc phân phối sản phẩm bị cấm nếu sản phẩm có chứa một hàm lượng nhất định thuốc trừ sâu, thậm chí ngay cả khi không có các quy định liên quan.
Sản phẩm hạt cà phê xanh chịu sự kiểm soát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, phù hợp với chương trình làm việc hàng năm của Bộ này. Nếu sản phẩm bị phát hiện vi phạm quy định về dư lượng thuốc trừ sâu, việc kiểm tra quét qua máy sẽ được thực hiện thường xuyên hơn. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm, sẽ áp dụng kiểm tra bắt buộc, theo đó, tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra và chi phí sẽ do nhà nhập khẩu chịu. Kể từ tháng 3 năm 2011, các sản phẩm hạt cà phê xanh bị kiểm tra bắt buộc là các sản phẩm được sản xuất tại Ethiopia, kiểm tra nhiễm γ-BHC (lindane), DDT, thuốc trừ sâu chứa clo (heptachlor) hoặc clođan và các sản phẩm được sản xuất tại Indonesia, kiểm tra nhiễm thuốc diệt côn trùng trên diện rộng carbaryl.
Luật Hải quan
Theo quy định của Luật Hải quan, việc nhập khẩu những loại hàng hóa mà nhãn mác không trung thực về xuất xứ của các thành phần… sẽ bị cấm.
Lời kết
Việc nhập khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản nói riêng hay bất kỳ một thị trường nào trên thế giới chúng ta cũng cần tìm hiểu kỹ các quy định của họ nhằm đảm bảo hàng hóa được lưu thông an toàn, tránh những tổn thất không đáng có.